Hand-free EQ là việc cân bằng áp suất ở tai mà không cần bịt mũi có lẽ là cụm từ mơ ước của 99% người lặn tự do từ trước đến nay. Đặc biệt là người thích quay phim chụp hình và săn bắn cá cần rảnh tay. Nhưng trước hết mọi người cần phân biệt có 2 khái niệm liên quan:
-
Voluntary tubal opening (VTO) là những người có cấu trúc vòi tai giữa thẳng (hoặc do luyện tập) có khả năng tự cân bằng áp suất tai mà không cần bịt mũi
-
Nose-clipped EQ: sử dụng kẹp mũi để tự thực hiện cân bằng áp suất ở tai
Không kể việc nuốt nước bọt thì VTO tới hiện nay chắc chỉ có khoảng 1-2% người có thể áp dụng được, còn 99% còn lại vẫn có thể thực hiện hand-free với sự hỗ trợ của rất nhiều thiết bị lặn tự do. Có 2 thiết bị chính sẽ được nói tới trong bài này là kẹp mũi (nose clip) và kính lặn chuyên biệt (diving goggles).
Cấu trúc mũi của người Việt Nam hay người châu Á nói chung thường nhỏ và thấp hơn rất nhiều so với người phương Tây nên các loại mặt nạ có thể kẹp mũi ngoài mặt nạ gần như là không thể dùng được. Giới lặn tự do có 2 loại kính thiết kế giống kính bơi được đánh giá khá tốt: – Hektometer goggles: bên trong mắt kính có túi khí silicon nhỏ đàn hồi, khi lặn xuống không gây ép khí ở mắt và không cần cân bằng áp suất như các mặt nạ thông thường. Nhược điểm là giá thành cao và đã ngừng sản xuất.
– Fluid goggles: kính nước làm bằng thuỷ tinh, thiết kế dưới dạng thấu kính 2 lớp, hình ảnh không bị khúc xạ; khi lặn cần cho nước vào trong kính, không có không khí thì không bị ép khí; hình ảnh được phóng to nhưng với người không quen mở mắt dưới nước sẽ là trở ngại.
Rất nhiều người lặn thi đấu không sử dụng mặt nạ và kính, nên lựa chọn kẹp mũi cũng đa dạng hơn. Các loại kẹp mũi người viết đã thử là Mares, Omer (UP-NC1), Octopus (classic, carbon, aluminium, fakir), Molchanovs (A6063) nhưng nếu là nữ giới, mũi nhỏ hơn thì nên dùng Octopus classic, Octopus aluminium và Molchanovs, không bị tuột khi lặn. Octopus classic có lớp cao su mềm nhám bên trong còn Octopus aluminium và Molchanovs có lớp vải xù mềm tạo độ bám tốt. Tuy nhiên giá thành của 3 loại này cũng cao hơn đáng kể 2-3 lần so với các hãng khác.
Fakir của Octopus là loại kẹp mũi đặc biệt, có gai bám, không dùng cho kẹp trực tiếp mà bắt buộc phải kẹp NGOÀI mặt nạ. Tuy nhiên, trải nghiệm của người viết thì kẹp mũi này chỉ dùng được với loại mặt nạ ultra-low volume như Fluyd Incredible của Salvimar hay Minima của Cressi. Các loại mặt nạ khác dung tích lớn, cao su dày, không kẹp được sát mũi.
Các loại kẹp mũi khác với giá thành rẻ thì vẫn có thể dùng để tập các bài tập cạn (apnea walk, tables) cho lặn tự do.
(*) Những sản phẩm này có thể tới trải nghiệm tại văn phòng của Rumblefish Vietnam.